Benjamin Franklin sinh ngày 17/1/1706 và mất ngày 17/4/1790.
Ông đây:
Sau khi đọc xong tự truyện của ông thì tôi cảm thấy mình được truyền một nguồn
năng lượng rất tích cực nên viết bài này để kỷ niệm cũng như cảm ơn ông. Nhắc về ông, điều mà tôi cảm thấy nổi bật nhất chính
là sự chính trực, công bằng và thành thật; ông đã từng nói : "Sự chính trực
và tính thành thật là nền tảng của một cuộc sống hạnh phúc", và ông luôn thực hiện nó trong mọi tình huống. Có lần người ta đến nhờ ông giúp đỡ và muốn ông liệt kê cho 1 danh sách những nhà quyên góp hảo tâm để họ đến nhờ quyên góp tiếp thì bị ông từ chối, khi đó ông nghĩ: Người ta đã giúp đỡ ông nhiều trong các cuộc quyên góp, việc liệt kê danh sách họ ra để người khác làm phiền nữa là điều không đúng, nên ông từ chối đề nghị.
Thông minh, chăm chỉ, ham tìm tòi - học hỏi, khiêm tốn, chính trực, thành thật, kỷ luật là những gì tôi miêu tả về ông. Tuy không được đi học chính quy và phải đi làm với anh trai lúc 12 tuổi, nhưng nhờ sự tự học mà sau này ông trở thành 1 trí thức lỗi lạc, một trong những nhà ngoại giao thành công nhất (theo các sử gia Hoa Kỳ).
Một trong những khả năng đưa ông những bước đi đầu tiên, từ cơ hội này sang cơ hội nọ là khả năng "viết". Ông rất khoái lý luận, và trong một sự đắn đo lúc "có nên tiếp tục ăn cá hay không?" - ông nghĩ, nếu một con cá lớn có thể ăn con bé hơn thì tại sao ông không thể ăn nó? Và do đó, ông quyết định tiếp tục ăn chúng! Ông tình cờ nghĩ đến 1 điều: "Trở thành một người biết lý luận sẽ có thể hợp lý hóa những điều mình làm". Sau này, nhờ sự luyện tập khả năng viết và lý luận với những người bạn, ông thường xuyên đạt được các mục tiêu của mình (thường là vì lợi ích chung) do lập luận vững chắc và có tính thuyết phục. Nói đến đây, chúng ta có thể tự biết rằng, khả năng viết và lý luận nhằm thuyết phục người khác là vô cùng cần thiết ở mọi thời đại...
Tuy nhiên, Benjamin Franklin với tài lý luận của mình không bao giờ muốn giành chiến thắng trong các cuộc tranh luận chỉ vì cá nhân. Thường thì những sự tranh cãi không mang lại thuận lợi cho công việc hay làm phật lòng người khác thường được ông chủ động "không tham gia". Trong giai đoạn điều hành nhà in của mình, trong khi các nhà in khác hay cho đăng các bài tranh cãi về chính quyền và chỉ trích sự vận hành của các ban lân cận thì ông từ chối cho đăng các bài đó vì nghĩ rằng, xét cho cùng, sự chỉ trích hay tranh luận qua lại đó không mang lại lợi ích hơn là những hiềm khích, xung độ. Ông cho rằng, nhìn chung thì không cho đăng những bài báo đó cũng chẳng dẫn đến thiệt hại chung của ai. Và đó là cách mà nhà in của Benjamin tiếp tục phát triển hơn các nhà in khác...
Ông sống vì lợi ích của cộng đồng chứ không vì mục tiêu tư lợi cá nhân. Trong mắt ông, luôn có những điều cần cải thiện cho đất nước và xã hội. Ở tuổi tứ tuần, khi đã có một số lượng tiền nhất định, ông quyết định bán nhà in vào đóng góp công sức mình vào nghiên cứu khoa học, tham gia vào Quốc Hội để cống hiến cho xã hội. Ông nói với mẹ của mình: "Con muốn trở thành một người có ích chứ không phải người chết trong sự giàu có".
Franklin đã hoàn thiện nhân cách bằng một kế hoạch gồm mười ba đức tính, mà ông đã khởi đầu theo đuổi từ tuổi 20 (năm 1726) và vẫn tiếp tục theo đuổi tới tận cuối cuộc đời. Trong tự truyện của mình, ông đã liệt kê mười ba đức tính:
- "Chừng mực. Ăn không tới chán; uống không quá nhiều."
- "Yên lặng. Chỉ nói những điều mang lại lợi ích cho bạn và người khác; tránh những cuộc cà kê mất thì giờ."
- "Trật tự. Hãy để mọi thứ của bạn đều có vị trí của chúng; hãy để mỗi phần công việc của bạn đều được thu xếp một khoảng thời gian." (*)
- "Kiên định. Quyết tâm làm điều bạn phải làm; làm bằng được điều bạn quyết tâm."
- "Tiết kiệm. Không chi gì ngoài những thứ tốt cho bạn và người khác; ví dụ, không nên lãng phí thứ gì."
- "Siêng năng. Không nên bỏ phí thời gian; luôn sử dụng chúng một cách hiệu quả; bỏ mọi hành động không cần thiết."
- "Chân thật. Không nên lừa dối; hãy suy nghĩ một cách ngay thẳng và thành thật, và, nếu bạn nói, hãy nói điều bạn biết."
- "Công bằng chính trực. Không làm hại người khác, giúp đỡ người khác là bổn phận của bản thân."
- "Điều độ. Tránh những sự thái quá; cố chịu đựng tới mức bạn cho là đủ."
- "Sạch sẽ. Không nên để sự không sạch sẽ hiện diện trên thân thể, quần áo hay nơi ở của bạn."
- "Yên bình. Không nên quan tâm tới những điều vặt vãnh, hay những rủi ro thông thường hoặc không tránh được."
- "Trinh tiết. Điều tiết sinh dục, đừng để làm tổn hại thân thể của mình hoặc an ninh hay danh dự của người khác."
- "Khiêm tốn. Học theo Jesus và Socrates."
(*) Với đức tính thứ 3: Ông nói, có lẽ suốt đời ông không bao giờ hoàn thiện được nó bởi vì tính chất công việc không cho phép, và ông nghĩ không ai có thể hoàn hảo đến mức đó. Tuy nhiên, ông vẫn cố gắng rèn luyện nó và cho rằng, vấn đề không phải là hoàn thành mà là trong khi luyện tập, chúng ta đạt được những tầm cao mới. Đó mới là điều quan trọng.
Nhìn
chung, cuộc đời ông là một chuỗi dài những ngày lao động không biết mệt mỏi, không có một ngày nào sống lãng phí hay sống vì bản thân mình. Xem ra, những phẩm chất làm nên các vĩ nhân luôn vì mục đích lớn hơn họ, tiêu
biểu ở Benjamin Franklin là sự cống hiến cho xã hội, sự chính trực, thành thật
và ham học hỏi suốt cả đời người. Ông là một tấm gương đẹp đẽ với rất nhiều
điều mà chúng ta có thể học theo. Đọc tự truyện và chúng ta sẽ hiểu rõ được
rằng: À, thì ra muốn trở thành một người tài giỏi thì phải bỏ ra rất nhiều thời
gian, sự cố gắng và lòng ham học tập.
Tôi nghĩ, cuộc sống luôn cho mọi người cơ hội để bắt đầu hay làm lại, ai ai cũng như
nhau, chỉ là vì chúng ta chưa có được những nỗ lực đúng mức và xứng đáng mà
thôi.
Tự
truyện Benjamin Franklin là một cuốn sách mà tôi nghĩ là đáng để bỏ thời gian
ra đọc. Không chỉ là những phẩm chất mà còn là những nguồn năng lượng mà bạn có
thể nhận được. Là một cuốn sách quý!
Đọc đi và cho tôi biết cảm nhận của bản thân bạn.
-Lục Phong-
29/12/2013
Tham khảo: Wiki.
Tự truyện Benjamin Franklin: Vinabook - Giá 64.000
Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.
Trả lờiXóaNhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.
Trả lờiXóa